• Trang chủ
  • Trần Quốc Toản Và 13 Chiến Công Chấn Động Trung Nguyên và bí ẩn mất tích.

Trần Quốc Toản Và 13 Chiến Công Chấn Động Trung Nguyên và bí ẩn mất tích.

TRẦN QUỐC TOẢN VÀ BÍ ẨN 13 CHIẾN CÔNG CHẤN ĐỘNG TRUNG NGUYÊN

 1  Tóm Tắt Tiểu Sử

 Lịch sử nươc ta từ xưa đến nay có rất nhiều vị anh hùng dân tộc , và sau đây toàn thư giai thoại xin giới thiệu đến quý vị và các bạn một vị thiếu niên Anh Hùng Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản.

Trần Quốc Toản sinh năm 1267 ống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông , ông là con của của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh. Trần Quốc Toản là cháu nội của vua Trần Thái Tông

Trần Quốc Toản sinh ra và lớn lên tại đất Tống và có rất nhiều bạn bè hoàng tộc nhà tống, Tương truyền thuở nhỏ, Trần Quốc Toản rất ham mê cung kiếm, thao luyện võ nghệ, học tập binh thư , là một thiếu niên tài giỏi nên rất được hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khen ngợi và chỉ bảo,

Trong gia tộc ông là 1 người con hiếu thảo dối với cha mẹ và cũng là một đấng thiếu niên được bạn bè và gia nô trong phủ quý trọng,  Trước khi Trần quốc toản sinh ra Giặc Nguyên-Mông sang xâm lược nước ta và bị vua tôi nhà trần đánh bại , khi lớn lên mới 15 tuổi hiểu rõ mình là người trong gia tộc phải củng phải gánh vác 1 phần giang sơn xã tắc cho nên Trần Quốc toản thường cùng gia nhân trong nhà và các thanh thiếu niên trong vùng hay cùng nhau tập võ nghệ để khi có giạc ngoại xâm đúng lên bảo vệ giang sơn. Trần quốc toản ngoài việc giỏi võ nghệ ra ông có tài bắn cung siêu phàm ông thường cùng các bạn bè của ông thi bắn cung và ông luôn dành chiến thắng, ngoài võ nghệ giỏi ra trần quốc toản chịu sự ảnh hưởng từ Cha và mẹ và dược sự dạy dỗ của Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn nên các binh thư mưu lược ông cũng là người am hiểu và có tài.



2. Lá cờ Thêu sáu chữ Vàng '' Phá Cương Dịch Báo Hoàng Ân :

Tháng 10/1282 nghe tin giặc Nguyên-Mông lần thừ 2 chuẩn bị lực lượng kéo snag xâm lược nước ta thêm 1 lần nữa, Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Diên Hồng tại Bến Bình Than để bàn phương hướng kháng chiến và quyết định lực lượng để chống giặc.

Lúc này Trần Quốc Toản không thấy được mời nên tức giận , rồi cùng bạn Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện cùng nhau đến bến Bình Than. Khi ông đến bên bình Than định lên thuyền rồng gặp vua, nhưng bị ngăn không cho vào , Quốc Toản gây chuyện mầ ỉ bên bờ sông, Vua Trần Nhân Tông biết chuyện ra hỏi và nói với Trần Quốc Toản là, ta biết con có lòng giúp nước nhưng tuổi còn nhỏ chưa đến tuổi bàn việc nước và ban cho 1 quả cam. Trần Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết.

Sau đó, Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người các thanh thiếu niên trong vùng hơn 1000 người ngày đêm tập luyện võ nghệ, thao luyện trận pháp binh thư, Trần Quốc toản còn  sai người lên rừng đốn gỗ đóng  nhiều chiến thuyền , hiểu được tấm lòng tận trung yêu nước của ông nhiều thanh niên đến xin gia nhập vào đội của ông, ngày đêm sản xuất vũ khí thao luyện võ nghệ đóng chiến thuyền, thêu lên cờ sáu chữ: Phá cường địch, báo hoàng ân .



Một Hôm Vua Trần Nhân Tông gọi Trần Hưng Đạo đến và hỏi : Người thấy Hoài Văn Hầu như thế nào ? Trần Quốc Tuấn tâu : thưa bệ hạ, Quốc toản tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu ấy có tấm lòng can trung nghĩa dũng thật là đáng quý, Quốc Toản Văn Võ song toàn lại có lòng yêu nước đó là cái quý là bảo vật của quốc gia, là trụ cột của Đại việt ta sau này, bê hạ cứ để cậu ấy theo thần để rèn dũa thêm sau này chắc chắn sẽ là nhân tài ạ. Vua Nhân Tông nghe có lý bèn gật đầu .

Sau 2 Năm đội quân của Trần Quốc Toản mạnh lên trong thấy áo quần vũ khí chỉnh tề với hàng trăm chiến thuyền đã hoàn thành chỉ chờ ngày đánh Quân Nguyên.

Một Lần Trần Hưng Đạo đến thăm Trần Quốc Toản khi gần đến thao trường của Quốc Toản trần Hưng Đạo không tiên vào mà đứng từ xa nhìn vào thấy đội quân do Quốc toản Huấn luyện nhìn thấy Quốc Toản ra dáng một vị tướng quân dũng mãnh đúng chĩ huy cùng với các lá cờ thêu 6 chữ Phá cường địch, báo hoàng ân  bay phấp phới , Ông mĩm cười mãn nguyện rồi quay đi.

3. Hoài Văn Thập Tam Chiến - Uy Vũ Chấn Trung Nguyên ( 13 chiến công Trần Quốc Toản - Chấn Động Trung Nguyên)

Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử thì Hoài Văn Hầu  tử trận trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 năm 1285, tuy nhiên có nhiều giả thuyết gi lại , trần Quốc Toản không hề tử trận như sách sử nhầm lẫn, mà còn lập Mười ba chiến công uy vũ chấn động Trung Nguyên.

 Theo nhiều gia phả của nhà Trần ghi chép thì trận “Như Nguyệt” chỉ có Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiệt tử trận, còn Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản sau được phong Hoài Văn Vương và sống thọ đến tận 92 tuổi.

Sau đây chúng ta cùng điểm qua 13 chiến công oai hùng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

1. Trận Đâu Đỉnh,  chặn đạo quân Nguyên dùng thượng đạo đánh úp Chi lăng. Quân Nguyên do Lý Hằng, Ô Mã Nhi chỉ huy

2. Trận đánh chặn không cho Mông Cổ chiếm Thăng Long, để quân dân trong thành Thăng Long kịp thời di tản

3. Trận cùng Chiêu Minh Vương cứu viện Chiêu Văn Vương ở Thanh Hóa.

4. Trận tái chiếm Trường Yên.

5. Trận Tây Kết oai hùng

6. Trận tái chiếm Thăng Long trong lần chống quân Nguyên thứ 2

7. Trận đánh bại và truy đuổi Thoát Hoan ở Như nguyệt (cùng Hưng Đạo Vương, Hưng Ninh Vương, Hoài Nhân Vương).

8. Trận Hàm Tử, giết chết Toa Đô.

9. Trận Bạch Đằng bắt Ô Mã Nhi.

10. Trợ giúp Chiêm Thành bắt gian vương Chiêm.

11. Đánh trận Hỏa giáp, phá đạo quân Sài Thung, bắt sống được Trần Di Ái

12. Cùng với Vũ Uy Vương đánh chặn Thoát Hoan ở phía Bắc.

13. Chiếm lại thành Thăng Long trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba.

Đặc biệt, Trần Quốc Toản khi mới 19 tuổi đã đánh bại và giết được danh tướng thiện chiến bậc nhất của quân Nguyên là Toa Đô tại cửa Hàm Tử. Trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 năm 1288, tại trận Bạch Đằng, cũng chính Quốc Toản đã đánh danh tướng thiện chiến khác là Ô Mã Nhi rớt xuống sông, sau đó Đỗ Hành dùng câu liêm móc lên bắt sống Ô Mã Nhi.

Các gia phả của Hưng Nhượng Vương, Hưng Vũ Vương, gia phả của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đều chép Trần Quốc Toản giết Toa Đô, bắt Ô Mã Nhi, đều là những chiến công oai hùng lúc đó.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rẳng Trần Quốc Toản không hề tử trận mà còn lập được nhiều chiến công trông cuộc chiến chống Nguyên  Mông lần hai và lần ba.

sau chiến thắng Mông Nguyên ,Trần Quốc Toản Được phong vương, và sự mất tích bí ẩn mà chưa có lời giải đáp, một số giả thuyết cho rằng Trần Quốc Toản cùng vợ là Công chúa triệu Hoa đã trở về lại đất tống sống ẩn dật . lịch sử đã trãi qua hơn mấy ngàn năm , nhiều góc khuất giờ chúng ta cũng không thể tìm hiểu rõ được,  nhưng dù sao Trần Quốc toản luôn là tấm gương sáng ngời cho bao thế hệ người dân Việt Nam ta luôn tự hào và noi theo.

Cũng trong tác phẩm Văn Học Lịch sử nước ta  của bác Hồ có viết bài thơ ca ngợi Trần Quốc Toản như sau

Quốc Toản là trẻ có tài,

Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,

Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,

Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung

Thật là một đấng anh hùng,

Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.

Còn theo các bạn có ý kiến hay suy nghĩ gì về vị tướng Anh Hùng trẻ tuổi này, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại.

Soạn Thảo : Thái Hà